Giao lưu gặp gỡ báo chí truyền thông với Nghệ nhân, Doanh nhân, Chủ nhà vườn tiêu biểu đồng hành cùng Festial Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024

Sáng 21/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Hội Sinh vật cảnh Hà Nội đã tổ chức buổi gặp truyền thông với nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tiêu biểu đồng hành cùng Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 để chuẩn bị cho Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất.

Theo ông Nguyễn Gia Thọ, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Hà Nội, đến nay đã có trên 500 chủ thể của 52 tỉnh, thành phố đăng ký trên 20.000 tác phẩm sinh vật cảnh thuộc 5 bộ môn (cây cảnh nghệ thuật, đá cảnh, gỗ lũa, hoa lan, chim cảnh).

Fesstival hiện có quy mô trưng bày lên tới 20.000 m2 với các phân khu như: Khu trưng bày tôn vinh 70 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật đặc sắc tượng trưng cho 70 năm Giải phóng Thủ đô; Khu trưng bày tôn vinh 1014 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật tượng trưng cho 1014 năm Thăng Long - Hà Nội; Khu trưng bày Đá cảnh đá phong thủy Việt Nam; Khu giao lưu Sinh vật cảnh ba miền; Khu trải nghiệm "Hà Nội 12 mùa hoa"; Khu giới thiệu sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền…

dt1caay-canhhn-1724229369.jpg

Ban tổ chức thông tin về Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố Hà Nội cho biết: "Festival Sinh vật cảnh năm 2024 Hà Nội mở rộng với sự tham gia của các tỉnh, thành trong cả nước là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Đây cũng là cơ hội thúc đẩy kết nối giao thương, mở rộng thị trường phát triển sinh vật cảnh Thủ đô với cả nước và thế giới; khẳng định vị thế của một trong 7 nhóm ngành phát triển nông thôn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Hà Nội phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất sinh vật cảnh giai đoạn 2022 - 2030 đạt khoảng 10%/năm; giá trị sản xuất hoa, cây cảnh năm 2025 đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt khoảng 15.000 - 20.000 tỷ đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng hoa, cây cảnh đạt bình quân khoảng 700 - 750 triệu đồng/năm; Từng bước phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người sản xuất và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Thủ đô.

Festival Sinh Vật Cảnh năm 2024 Hà Nội mở rộng diễn ra từ ngày 30/8 - 18/9, tại Khu trường đua F1 (Phú Đô, Mỹ Đình, Hà Nội). Chương trình với sự tham gia của các tỉnh/thành trong cả nước, đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 65 năm Bác Hồ phát động Tết Trồng cây (28/11/1959 - 28/11/2024; là cơ hội thúc đẩy kết nối giao thương, mở rộng thị trường phát triển sinh vật cảnh Thủ đô với cả nước, thị trường sinh vật cảnh trong nước với khu vực và thế giới; tôn vinh những sáng tạo của giới nghệ nhân, thợ giỏi, doanh nhân và các chủ thể trong lĩnh vực sinh vật cảnh; khẳng định vị thế của một trong 7 nhóm ngành phát triển nông thôn. 

Thành phố đã có quyết định công nhận 14 làng nghề về hoa, cây cảnh gồm: Làng nghề sinh vật cảnh thôn Cơ Giáo; Làng nghề sinh vật cảnh thôn Xâm Xuyên; Làng nghề truyền thống hoa cây cảnh Nội Thôn; Làng nghề truyền thống hoa đào Nhật Tân; Làng nghề truyền thống hoa Tây Tựu; Làng nghề hoa Đại Bái; Làng nghề hoa, cây cảnh Hạ Lôi; Làng nghề hoa, cây cảnh Liễu Trì; Làng nghề Quất cảnh Tứ Liên; Làng nghề trồng quất cảnh xã Tàm Xá; Làng nghề cây cảnh hoa giấy thôn Phù Đổng; Làng nghề Trồng hoa Mai trắng Thôn An Hòa; Làng nghề hoa, cây cảnh Tích Giang; Làng nghề trồng Đào, cây cảnh thôn Đông Thái và có 36 sản phẩm hoa, cây cảnh đã được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.